Vd ma sát trượt – 5 ví dụ trong đời thực về ma sát trượt được quan tâm nhất, xuất hiện nhiều nhất. Hãy cùng typhu88 tìm hiểu về ma sát trượt và các ví dụ về hiện tượng vật lý này nhé!
Định nghĩa về lực ma sát
Trước tiên, chúng cần hiểu về “lực” trong vật lý.
Lực là gì?
Lực là thuật ngữ chỉ một năng lượng được sinh ra khi vật này tác dụng bằng đẩy hoặc kéo lên vật khác. Hay nói đơn giản, khi một vật này có sự tác động lên một vật khác sẽ sinh ra “lực”. Trong cuộc sống, mọi vật trên đời đều chịu lực tác động. Trọng lực trên trái đất chính là lực cơ bản nhất, gần gũi nhất mà mọi vật đều bị tác dụng lên. Vì trái đất không ngừng xoay quanh chính mình và theo quỹ đạo hệ mặt trời. Nếu không có trọng lực giữ lại, mọi vật đều có thể bị lơ lửng và văng ra khỏi mặt đất trong quá trình cục đất tròn này quay.
Lực ma sát là gì?
Trong vật lý học, ma sát thuộc loại lực cản, nó xuất hiện giữa các bề mặt vật chất đa liệu. Ma sát chống lại chiều thuận, có xu hướng thay đổi vị trí bằng lực ngược lại tương đối giữa hai bề mặt. Nói đơn giản ma sát là lực cản trở chuyển động theo chiều ngược lại của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nhau và sinh ra ma sát, gọi là lực ma sát.
Lực ma sát làm thay đổi bề mặt, chiều chuyển hóa động năng và tạo thành năng lượng ở dạng khác. Việc chuyển hóa năng lượng này thường là do sự cọ xát, va chạm giữa phân tử của hai bề mặt vật chất gây ra chuyển động nhiệt hoặc tạo thế năng dự trữ, làm biến dạng của bề mặt hay tác động lên chuyển động của các electron, năng lượng này được tích lũy một phần thành điện năng hoặc quang năng. Trong thực tế, động năng của các bề mặt chịu ma sát thường được chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng.
Phân loại
Lực ma sát có 3 loại khác nhau:
- Ma sát trượt
- Ma sát nghỉ
- Ma sát động
Công thức
Để biểu hiện, đo lường được năng lượng mà lực ma sát tạo ra, chúng ta có công thức:
F= F0 x k
Công thức này đo được tương đối, xấp xỉ chính xác lực ma sát tỷ lệ với lực ép của hai bề mặt lên nhau. Trong đó:
F: Lực ma sát, đơn vị: N
F0: áp lực, F0 là lực vuông góc với hai bề mặt. Đơn vị: N
k: Hệ số ma sát
Ma sát trượt
Khi nào ma sát trượt xuất hiện?
Lực ma sát trượt định nghĩa đơn giản rằng lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc, ngay khi vật này chuyển động trượt trên một bề mặt của vật khác. Lực ma sát trượt có hướng đi ngược hướng với vận tốc, nhằm cản trở chuyển động ban đầu của vật.
Đặc điểm của độ lớn
Độ lớn của ma sát trượt có đặc điểm sau:
– Độ lớn không bị phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ chuyển động của vật.
– Độ lớn ma sát trượt Tỉ lệ thuận với độ lớn của áp lực.
– Bị phụ thuộc vào chất liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
Hệ số ma sát trượt & Công thức tính
Hệ số tỉ lệ với thương độ lớn của lực ma sát trượt trên độ lớn của áp lực thì được gọi là hệ số ma sát trượt. Kí hiệu là µt
µt = Fmst / N
Hệ số ma sát trượt hoàn toàn phụ thuộc vào chất liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
Công thức tính lực ma sát trượt:
Fmst = µt.N
Fmst | độ lớn của lực ma sát trượt (N) |
µt | là hệ số ma sát trượt |
N | là Độ lớn áp lực (phản lực) (N) |
Vai trò
Ma sát trượt có thể vừa có lợi lại vừa có hại.
Thứ nhất: Ma sát trượt lợi ích
Lực ma sát có tính chất cản lại chuyển động của hai bề mặt tiếp xúc, vì vậy khi ứng dụng nào đời sống thì lực ma sát trượt góp phần lớn vào việc bảo vệ tính mạng, hạn chế tai nạn và tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho cuộc sống con nười khi vận dụn được lực này.
Thứ hai: Ma sát trượt hạn chế
Vì có hai lực trái ngược nhau, đi chiều khác nhau nên tác hại của ma sát, nhất là ma sát trượt là sự bào mòn. Tùy vào chất liệu mà tốc độ và quá trình bào mòn cũng giống nhau. Để hạn chế sự bào mòn này thì con người bắt buộc phải tạo ra thêm chất xúc tác trơn như dầu, gel,…để bảo vệ vật liệu.
Vd ma sát trượt
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ma sát trượt trong đời sống. Nếu nói ma sát ít khi xuất hiện nhiều là sai, mà phải nói là cực kỳ nhiều. Chỉ cần 2 vật cọ xát là đã tạo nên được lực ma sát. Đôi khi bạn còn không nhận ra hoặc không biết đó là lực gì? hãy xem những ví dụ dưới đây:
Khi phanh xe đạp, lực ma sát được sinh ra từ giữa hai má phanh cọ xát với vành bánh xe, tạo lực ma sát trượt, khiến bánh xe trượt một đoạn ngắn trên mặt đường trước khi dừng hẳn.
Ở đàn vĩ cầm (đàn violon), khi cọ xát cần kéo và dây đàn thì giữa chúng xuất hiện lực của ma sát trượt, làm dây đàn bị dao động và phát ra âm thanh.
Khi ta mài nhẵn các mặt kim loại, lúc này cây mài và bề mặt kim loại cọ xát, tạo ra lực ma sát trượt làm bào mòn phần kim loại lồi lên, từ đó mài nhẵn bóng.
Vận động viên trượt trên nền băng, đế cước của giày trượt băng ma sát với mặt băng tạo nên lực ma sát trượt để di chuyển trên băng.
Khi ô tô thắng gấp, bánh xe trượt chậm thêm một đoạn mặt đường trước khi dừng hẳn.
Trượt cầu trượt, lưng chúng ta cọ xát vào bề mặt ống trượt, tạo lực ma sát trượt.
– Khi viết bảng, ma sát trượt xuất hiện giữa đầu phấn và mặt bảng, bề mặt đầu phấn bị mài mòn dính lên trên mặt bảng.
– Trong kĩ thuật, giữa các chi tiết máy, chúng trượt trên nhau để vào đúng vị trí là lực ma sát trượt.
Thông qua các ví dụ trên về ma sát trượt, chắc chắn các bạn đã hiểu về loại lực này xuất hiện một cách dĩ nhiên, quay quanh cuộc sống chúng ta. Và thực sự thì ma sát nói chung ma sát trượt nói riêng, nó đã đóng góp vào việc phát triển đời sống con người rất nhiều.
Liên quan đến chúng tôi:
https://www.facebook.com/typhu788
https://www.linkedin.com/in/typhu88me/
https://www.youtube.com/channel/UCFbiytJvJhD4OCBfyedh9HQ
https://www.pinterest.com/typhu88me
https://twitter.com/typhu88me