Tết là thời điểm kết thúc năm cũ và chào đón năm mới với nhiều may mắn, cơ hội mới. Vậy còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa 2022? Hãy cùng typhu88 tìm hiểu trong bài viết dưới đây, để lên kế hoạch thăm bạn bè, người thân hoặc lên kế hoạch du xuân chào năm mới 2023, với nhiều niềm vui, hạnh phúc nhé.
Tết Dương lịch năm 2023 rơi vào thứ mấy?
Tết Dương lịch hay còn được người Việt ta gọi là Tết Tây, vì được tính theo lịch của phương Tây, ngày Tết dương lịch sẽ là ngày 1/1 đầu tiên của năm. Đây là một ngày lễ quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, tất cả mọi người từ người lao động sẽ được nghỉ làm, học sinh, sinh viên sẽ được nghỉ học để chào đón ngày đặc biệt này.
Năm 2022 không phải năm nhuận nên có 2022 ngày, Tết Dương lịch 2023 sẽ rơi vào Chủ Nhật ngày 1 tháng 1 năm 2023. Và chỉ còn khoảng 2 tuần nữa thôi sẽ đến Tết Dương lịch, và ngay sau đó là Tết nguyên đán.
Tết Dương lịch 2023 được nghỉ mấy ngày?
Theo quy định, người lao động được nghỉ một ngày có hưởng lương trong ngày Tết Dương lịch hằng năm, cụ thể là ngày 1 tháng 1. Do Tết Dương lịch 2023 rơi vào Chủ Nhật ngày 01 tháng 01 năm 2023, nên những cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại cơ sở, công ty có chế độ nghỉ 2 ngày/tuần (Thứ Bảy và Chủ Nhật), thì sẽ được nghỉ 2 ngày liên tiếp 1/01/2023 (Chủ Nhật), và 02/01/2023 (Thứ Hai).
Đối với các cơ quan, tổ chức có 1 ngày nghỉ/tuần (Chủ Nhật), thì người lao động sẽ được 1 ngày 02/01/2023 (Thứ Hai)
03/01/2022 (Thứ Hai) sẽ đi làm lại bình thường.
Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa 2022?
Tết Nguyên Đán là ngày Tết truyền thống của các nước thuộc khu vực Châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore,… người dân ăn mừng ngày Tết rất lớn, bởi đây được xem là ngày lễ lớn nhất trong năm, và mọi người được nghỉ rất nhiều ngày.
Cụ thể, ngày 30 Tết Quý Mão chính là ngày 21/1/2023 Dương lịch tức Thứ 7, và ngày mùng 1 Tết Quý Mão sẽ là vào ngày 22/1/2023 Dương lịch (Chủ nhật). Vậy còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa 2022? Nếu tính từ 1/1/2023 dương lịch, thì chỉ còn khoảng 20 ngày nữa là tới giao thừa tức là ngày 21/01/2023 dương lịch.
Tết Nguyên đán 2023, người dân được nghỉ mấy ngày?
Ngày 7/12 vừa qua, đã chính thức có thông báo về việc nghỉ Tết nguyên đán Quý Mão đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Cụ thể, kỳ nghỉ Tết nguyên đán Quý Mão sẽ kéo dài 7 ngày từ 29 tháng chạp Nhâm Dần, tới hết ngày mùng 5 tháng giêng Quý Mão, cụ thể từ ngày 20 – 26/01/2023.
Đợt nghỉ Tết nguyên đán này đã bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần (Thứ Bảy và Chủ Nhật), theo quy định của Bộ luật Lao động.
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết nguyên đán
Ý nghĩa của Tết nguyên đán
Tại Việt Nam, Tết nguyên đán hay Tết ta, Tết Âm lịch, Tết cả, Tết cổ truyền… đây là ngày Tết đầu tiên của năm mới, nhằm phân biệt với một số dịp lễ Tết khác trong năm, như Tết Đoan ngọ, Tết trung thu, Tết nguyên tiêu…
Tết nguyên đán là ngày cực kỳ quan trọng trong năm của người dân Việt Nam, hầu hết mọi người sẽ trở về quê hương để đoàn tụ cùng gia đình đón Tết. Trước khi bắt đầu mùng 1 Tết, sẽ có rất nhiều hoạt động nhỏ khác để mọi người sửa soạn, chào đón năm mới như Tết Ông Táo (23 tháng Chạp Âm lịch), Đêm giao thừa (29,30 tháng Chạp Âm lịch)…
Xét về mặt chữ nghĩa, thì tên gọi “Tết nguyên đán” là cách đọc phiên âm Hán Việt, và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cụ thể, trong tiếng Hán “nguyên” có nghĩa là sự đời đầu mới, nhiều may mắn, “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, Khi ghép lại “nguyên đán” được hiểu là buổi sáng sớm khởi đầu của năm mới. Tuy nhiên, nếu đọc đúng sẽ là “Tiết nguyên đán”, nhưng người Việt ta đã đọc chệch đi thành “Tết nguyên đán”.
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
Theo sự tích từ thời họ Hồng Bàng dựng nên nhà nước Văn Lang, đến thời Kinh Dương Vương có Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau sinh ra Hùng Vương thì từ những ngày đó người Việt đã ăn Tết. Điều này có thể thấy rõ ràng là từ sớm việc đón tết truyền thống đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Cho đến thời Lý – Trần – Lê, người dân cũng đã tổ chức các hoạt động lễ Tết chào đón năm mới.
Từ đó, có thể thấy rằng người Việt từ sớm đã hình thành nét văn hóa Tết truyền thống từ hơn 1000 năm trước cho đến tận ngày nay thì Tết đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu của tất cả chúng ta.
Gợi ý mâm ngũ quả chưng ngày Tết đẹp và ý nghĩa
Mâm ngũ quả chưng Tết là một phần không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt. Theo quan niệm của người phương Đông thì ngũ quả tượng trưng cho 5 ngũ hành quen thuộc đó là: Kim, Thủy, Thổ, Mộc, Hỏa. Mỗi vùng miền có có một cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Cụ thể, như sau:
- Mâm ngũ quả miền Bắc: Một mâm ngũ quả phải có đầy đủ các loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, sung, phật thủ, hồng, quất, ớt, đào, lê… Những loại quả được chọn phải tuân thủ theo màu sắc của 5 ngũ hành.
- Mâm ngũ quả miền Trung: Vì miền Trung quanh năm phải chịu nhiều bão lũ, cuộc sống của người dân khó khăn nên mâm ngũ quả không quá cầu kỳ chỉ cần một số loại trái cây như: chuối, thanh long, dứa, dưa hấu, mãng cầu, cam, quýt…
- Mâm ngũ quả miền Nam: Người miền Nam quan niệm rằng mâm ngũ quả phải “cầu sung vừa đủ xài” nên sẽ thường có 5 loại quả sau: mãng cầu, sung, dứa, đu đủ và xoài.
Hy vọng với những chia sẻ về còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa 2022 và cách bày mâm ngũ quả đúng chuẩn sẽ giúp bạn chuẩn bị được một cái Tết đầy đủ nhất. Hãy lên ngay cho bạn và gia đình một kế hoạch đón đến để mọi thành viên có thể được vui chơi, gắn kết với nhau sau hơn 1 năm làm việc nhé.
Liên quan đến chúng tôi:
https://www.facebook.com/typhu788
https://www.linkedin.com/in/typhu88me/
https://www.youtube.com/channel/UCFbiytJvJhD4OCBfyedh9HQ
https://www.pinterest.com/typhu88me
https://twitter.com/typhu88me