Quá trình mang thai vất vả và có rất nhiều điều cần được theo dõi trong suốt giai đoạn mang thai. Đặc biệt mẹ bầu cần nắm được các mốc chiều dài và cân nặng thai nhi. Việc này để mẹ bầu có thể theo dõi và có hình thức điều chỉnh dinh dưỡng và chế độ phù hợp. Mục đích để cho em bé được phát triển tốt nhất trong bụng mẹ. Hãy cùng tìm hiểu với typhu88 nhé.
Điều gì xảy ra nếu em bé sinh ra nhẹ cân?
Khi thai nhi có trọng lượng thấp so với tuần thai sẽ không tốt. Bởi khả năng chống chọi và phát triển sau này của trẻ sau khi sinh sẽ khó khăn hơn. Có thể đến từ các vấn đề hô hấp tim mạch, duy trì nhiệt độ cơ thể, khả năng ăn uống và vấn đề nhiễm trùng.
Tuy nhiên nếu cân nặng của thai nhi vẫn nằm trong ngưỡng từ -2SD đến 2SD ở bảng phát triển cân nặng chiều cao. Thì trẻ vẫn phát triển tốt và hoàn toàn khỏe mạnh như những trẻ em đủ cân khác.
Bảng cân nặng chiều cao thai nhi chuẩn do WHO công bố
Trong những tuần thai đầu tiên khoảng tuần thi thứ 7 thì thai vẫn còn rất bé. Khi siêu âm chưa đánh giá được các thông số cân nặng chiều cao. Do vậy thường các chỉ số được tính từ tuần thai thứ 8. Đây là bảng cân nặng chiều cao chuẩn của WHO đã được công bố:
Tuổi thai (theo tuần) | Chiều dài bé | Cân nặng bé |
Tuần thứ 8 | 1,6 cm | Khoảng 1- 10 gam |
Tuần thứ 9 | 2,3 cm | Khoảng 1- 10 gam |
Tuần thứ 10 | 3,1 cm | Khoảng 1- 10 gam |
Tuần thứ 11 | 4,1 cm | Khoảng 50 – 70 gam |
Tuần thứ 12 | 5,4 cm | Khoảng 50 – 70 gam |
Tuần thứ 13 | 7,4 cm | Khoảng 50 – 70 gam |
Tuần thứ 14 | 8,7 cm | Khoảng 50 – 70 gam |
Tuần thứ 15 | 10,1 cm | 70 gam |
Tuần thứ 16 | 11,6 cm | 100 gam |
Tuần thứ 17 | 13,0 cm | 140 gam |
Tuần thứ 18 | 14,2 cm | 190 gam |
Tuần thứ 19 | 15,3 cm | 240 gam |
Tuần thứ 20 | 16,4 cm | 300 gam |
Tuần thứ 21 | 25,6 cm | 360 gam |
Tuần thứ 22 | 27,8 cm | 430 gam |
Tuần thứ 23 | 28,9 cm | 501 gam |
Tuần thứ 24 | 30,0 cm | 600 gam |
Tuần thứ 25 | 34,6 cm | 660 gam |
Tuần thứ 26 | 35,6 cm | 760 gam |
Tuần thứ 27 | 36,6 cm | 875 gam |
Tuần thứ 28 | 37,6 cm | 1005 gam |
Tuần thứ 29 | 38,6 cm | 1153 gam |
Tuần thứ 30 | 39,9 cm | 1319 gam |
Tuần thứ 31 | 41,1 cm | 1502 gam |
Tuần thứ 32 | 42,4 cm | 1702 gam |
Tuần thứ 33 | 43,7 cm | 1918 gam |
Tuần thứ 34 | 45,0 cm | 2146 gam |
Tuần thứ 35 | 46,2 cm | 2383 gam |
Tuần thứ 36 | 47,4 cm | 2622 gam |
Tuần thứ 37 | 48,6 cm | 2859 gam |
Tuần thứ 38 | 49,8 cm | 3083 gam |
Tuần thứ 39 | 50,7 cm | 3288 gam |
Tuần thứ 40 | 51,2 cm | 3462 gam |
Cân nặng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo với các bà mẹ. Nó không áp đặt lên tất cả các trường hợp. Nên các bà mẹ cũng không cần lo lắng nhiều khi con mình có sự chênh lệch một ít với thông số trên.
9 yếu tố chính ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Có nhiều yếu tố dẫn đến cân nặng của thai nhi sẽ có sự khác nhau nhất định.
Di truyền học
Một đứa trẻ thường thừa hưởng một nửa số gen từ mẹ và một nửa từ bố. Vì vậy điều hợp lý là cả hai đều có tác động đến gen của em bé. Chiều cao và cân nặng của người mẹ ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Bên cạnh đó chiều cao và cân nặng của người cha cũng có tác động. Tuy nhiên, một số em bé có thể giống mẹ hoặc cha hơn là trung bình của cả hai.
Tuổi của cha mẹ
Bằng chứng cho thấy các bà mẹ tuổi vị thành niên có nhiều khả năng có cân nặng thai nhỏ hơn thông thường. Và nguy cơ con nhẹ cân cao gần gấp đôi đối với những bà mẹ dưới 20 tuổi.
Con so hay con rạ, số lượng thai
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng đứa con đầu lòng của người mẹ có nhiều khả năng bị nhẹ cân. Nhẹ cân hơn so với đứa con thứ hai của họ. Điều này có thể liên quan đến thực tế là người mẹ biết nhiều hơn về thai kỳ so với lần đầu tiên. Nhưng điều này chưa được xác nhận.
Cũng cần lưu ý rằng những đứa trẻ sinh đôi được sinh ra tương đối nhỏ hơn so với những đứa trẻ khác. Bởi cặp song sinh có chung một tử cung. Ngoài ra, em bé ra đời đầu tiên có khả năng lớn hơn em bé ra đời thứ hai.
Cân nặng của mẹ
Mặc dù chiều cao và cân nặng của người cha rất quan trọng. Nhưng có vẻ như cân nặng của người mẹ cũng đóng vai trò chính trong cân nặng của em bé. Phụ nữ thừa cân có nhiều khả năng em bé nặng cân hơn thông thường. Tương tự như vậy, những phụ nữ có cân nặng thấp hơn khi mang thai có nhiều khả năng em bé sẽ nhẹ cân hơn.
Chế độ ăn uống của các mẹ bầu khi mang thai
đây là một số yếu tố có thể chỉnh sửa được, chẳng hạn như chế độ ăn uống của người mẹ khi mang thai. Nếu người mẹ ăn thiếu chất, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ không được truyền cho đứa trẻ và chúng có nhiều khả năng bị nhẹ cân.
Ngược lại người mẹ ăn uống đủ chất sẽ có em bé có cân nặng tốt hơn
Thói quen của mẹ
Tương tự nếu người mẹ có thói quen hút thuốc và uống rượu khi mang thai. Cân nặng của em bé có thể bị giảm. Tương tự như vậy, nhiều loại thuốc cũng có thể có tác động tiêu cực đến cân nặng của trẻ.
Bệnh lý nền của mẹ
Bất kỳ vấn đề y tế nào trong thai kỳ đều có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Các tình trạng như thiếu máu và huyết áp cao cũng khiến em bé có nguy cơ bị nhẹ cân. Mặt khác, bệnh tiểu đường loại 1, loại 2 hoặc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khiến trẻ bị thừa cân. Nếu lượng đường trong máu của người mẹ không được kiểm soát. Trong thời kỳ mang thai lượng đường tăng thì đó là hệ quả không tốt.
Em bé mắc bệnh bẩm sinh
Một em bé cũng có thể mắc các bệnh di truyền lúc ở trong bụng mẹ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng làm cho bé nhẹ cân.
Nguồn gốc dân tộc
Một yếu tố cuối cùng là nguồn gốc dân tộc của cha mẹ. Ở Anh, cân nặng của trẻ sơ sinh khác nhau tùy theo sắc tộc. Mặc dù cha mẹ của trẻ sống trong một môi trường kinh tế xã hội tương tự.
Trên đây là những chia sẻ của Typhu88 muốn gửi đến các bà mẹ đang tìm hiểu về cân nặng thai nhi. Hãy theo dõi tình trạng cân nặng của thai thường xuyên và có những điều chỉnh phù hợp nhất nhé. Chúc các bà mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Liên quan đến chúng tôi:
https://www.facebook.com/typhu788
https://www.linkedin.com/in/typhu88me/
https://www.youtube.com/channel/UCFbiytJvJhD4OCBfyedh9HQ
https://www.pinterest.com/typhu88me
https://twitter.com/typhu88me